(DNNN) – Sáng nay 20/9, Triển lãm quốc tế vải cao cấp – Texfuture Việt Nam 2023 đã khai mạc tại Trung tâm hội nghị Thisky Hall với chủ đề “Cùng nhau tái chế – Cùng nhau tuần hoàn” .
Triển lãm với mục đích nhằm giúp doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh, cập nhật thông tin thị trường, bạn hàng và đối tác, đặc biệt là có được sự đột phá trên con đường tìm nguồn cung ứng vải bền vững và sáng tạo.
Texfuture Việt Nam tập trung vào việc khơi dậy và thu hút hệ sinh thái dệt may & da giày hơn là tuân theo định dạng triển lãm truyền thống. Với sứ mệnh tập hợp các doanh nghiệp đam mê với ngành dệt may Việt Nam để cam kết hành động và gắn bó cùng nhau phát triển bền vững, Texfuture Việt Nam ngày này qua ngày khác, không chỉ trong một tuần, không chỉ trong một tháng mà trong nhiều năm, đã và đang làm việc thực sự chăm chỉ để góp phần thu hẹp khoảng cách giữa ý định và hành động thiết thực cho một tương lai xanh.
Ông Trần Ngọc Liêm Giám đốc Liên đoàn thương mại và Công nghiệp VN chi nhánh TPHCM (VCCI TPHCM) phát biểu khai mạc
Triển lãm được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội kinh tế mới với sự quan tâm và đồng hành của hơn 15 nhãn hàng, hơn 200 đơn vị tham gia triển lãm, hơn 1.000 nhà máy doanh nghiệp dệt may, hơn 1.000 thương hiệu thời trang Việt và hơn 2.500 lượt khách tham quan và theo dõi.
Texfuture Việt Nam lần này tập trung vào việc khơi dậy và thu hút hệ sinh thái dệt may và da giày, hơn là tuân theo định dạng triển lãm truyền thống, với nhiều hoạt động đa dạng với các không gian sáng tạo, khác biệt và ấn tượng:
Sourcing Zone (Business to Business): Sản phẩm chủ đạo vải tái chế & tuần hoàn: Vải thời trang; Vải chức năng; Nguyên vật liệu 4R; Công nghệ & Dịch vụ; Phụ kiện và phụ liệu.
Venture Zone (I2B – Idea to Business): Dành cho các start-up, ý tưởng sáng tạo và sản phẩm công nghệ AI, 3D, cũng như các mẫu thử nghiệm trong lĩnh vực dệt may tái chế và tuần hoàn.
Miracle Zone (D2B – Design to Brand): Không gian đặc biệt dành cho thương hiệu Việt, giúp các local brand mang đến những sản phẩm thời trang thân thiện môi trường và vươn tầm quốc tế.
Diễn đàn Texfuture Việt Nam: với các phiên thảo luận cùng các chuyên gia của ngành
Factory Tour: tham quan loạt doanh nghiệp, nhà máy sản xuất hàng đầu trong ngành hàng dệt may tại Việt Nam.
Hoạt động xúc tiến giao thương B2B trực tiếp tại triển lãm: đa dạng đối tượng, từ những doanh nghiệp dệt may, nhà máy sản xuất vải cho đến các nhà thiết kế, nhãn hàng và những người đam mê trong thời trang và chất liệu bền vững.
Trải nghiệm, ứng dụng công nghệ số hoá và dựng mẫu 3D.
Với sứ mệnh tập hợp các doanh nghiệp đam mê với ngành dệt may Việt Nam để cam kết hành động và gắn bó cùng nhau phát triển bền vững, Texfuture Việt Nam đã và đang góp phần thu hẹp khoảng cách giữa ý định và hành động thiết thực cho một tương lai xanh. Trong tầm nhìn đến 2050, số hoá và xanh hoá là xu thế tất yếu của ngành dệt may, doanh nghiệp cần thích ứng sản phẩm tuần hoàn vào sản phẩm dệt may. Nếu không thay đổi, dệt may Việt Nam có thể dần đánh mất lợi thế cạnh tranh.
Triển lãm quốc tế vải cao cấp – Texfuture Việt Nam tạo ra không gian để giúp doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam có một điểm đến thường niên cùng đồng hành – cùng phát triển, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, tiếp tục duy trì hoạt động và theo đuổi con đường sản xuất “xanh”, góp phần tạo nên một tương lai bền vững và có trách nhiệm hơn cho ngành dệt may Việt Nam.
Triển lãm quốc tế vải cao cấp Texfuture Việt Nam được tổ chức bởi Công ty Giải Pháp Dệt May Bền Vững (STS), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; Tengda Exhibition; cùng sự phối hợp tổ chức của các Hiệp hội, đối tác gồm Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA), Hiệp hội Tái chế Chất thải Việt Nam (VWRA), Hội Da Giày TP.HCM (SLA), Hội Tin học TP.HCM (HCA); Công ty CP Công nghệ Haravan.
Với kim ngạch xuất khẩu đạt 71 tỷ USD vào năm 2022, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tạo việc làm cho 4,3 triệu lao động (Theo số liệu của Bộ tài chính), ngành Dệt may và Giày da luôn đóng vai trò quan trọng, góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trong chiến lược phát triển ngành Dệt may và Giày da Việt Nam đến năm 2030 – tầm nhìn đến năm 2035 do thủ tướng chính phủ ban hành, nhóm ngành này được đặt mục tiêu và kỳ vọng trở thành ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế. Đặc biệt, đến năm 2035, ngành Dệt May và Giày da Việt Nam cần đạt mục tiêu phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
Công Thành