Đầu tư hàng hóa phái sinh giúp nhà đầu tư đa dạng các danh mục đầu tư, giảm khả năng phụ thuộc vào một kênh đầu tư duy nhất, qua đó quản trị rủi ro tốt hơn. Đầu tiên, đầu tư hàng hóa là kênh đầu tư tài chính phức tạp chỉ dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc các nhà đầu tư dành thời gian tìm hiểu nó. Tuy nhiên, với những tiến bộ trong công nghệ và cùng với đó là sự phát triển của giao dịch trực tuyến, đầu tư giao dịch hàng hóa ngày càng phổ biến hơn và dễ dàng hơn.
Đầu tư hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hóa là những nguyên vật liệu thô thường được sử dụng phục vụ cho các hàng hóa khác và các ngành công nghiệp dịch vụ. Do đó, hàng hóa có thể bao gồm rất nhiều loại hàng hóa, từ lúa mì đến dầu thô, từ cao su đến kim loại.
Hàng hóa có cùng chất lượng có thể thay thế được với nhau. Ví dụ, đường sản xuất tại Việt Nam sẽ có giá trị tương đương với đường sản xuất tại Ấn Độ nếu chất lượng 2 mật hàng tương đương nhau.
Đầu tư hàng hóa phái sinh là hình thức giao dịch trực tuyến bằng cách mua/bán các hợp đồng hàng hóa để kiếm lợi nhuận dựa trên chênh lệch giá hoặc dùng làm công cụ bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa tránh tác động giá trên thị trường.
Giao dịch hàng hóa kết nối liên thông với các sàn trên thế giới vừa là giải pháp an toàn, hiệu quả chống biến động giá cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, vừa là công cụ kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư dựa trên sự biến động của thị trường.
Những yếu tố nào làm biến động giá cả hàng hóa phái sinh?
Cung và cầu có mối quan hệ mật thiết và nó tác động trực tiếp vào giá cả của tất cả các loại hàng hóa, một số lý do ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa như:
Khí hậu, thời tiết
Đối với các mặt hàng nông nghiệp chẳng hạn như ngô, đậu tương,… điều kiện thời tiết có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định giá cả.
Thời tiết bất lợi có thể làm giảm năng suất cây trồng vụ mùa đó khiến các cơ sở sản xuất không có đủ nguyên liệu và làm tăng giá cả. Tất nhiên, điều ngược lại cũng có thể đúng; đôi khi điều kiện thời tiết thuận lợi dẫn đến những vụ mùa bội thu khiến thị trường dư thừa và làm giảm giá hàng hóa. Khi thời tiết khắc nghiệt, nóng hoặc lạnh, cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sưởi ấm hoặc điều hòa không khí, làm tăng hoặc giảm giá dầu và khí đốt.
Ngoài ra, động đất, bão, hỏa hoạn, lũ lụt và bất kỳ thảm họa thiên nhiên nào khác có thể tác động đến giá cả hàng hóa nếu nó làm gián đoạn sản xuất, cơ sở sản xuất hoặc giao thông vận tải. Nguồn cung hàng hóa càng tập trung thì càng nhạy cảm với những yếu tố trên.
Nền kinh tế biến động
Sự tăng trưởng kinh tế và giá cả hàng hóa luôn có mối quan hệ. Khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, con người tiêu dùng nhiều thứ hơn, làm tăng nhu cầu hàng hóa và từ đó đẩy giá của chúng lên. Điều này đúng đối với các mặt hàng được tiêu dùng, như lúa mì, gạo, đường, cà phê,…., các sản phẩm công nghiệp và năng lượng.
Khi nền kinh tế suy yếu và người dân có thu nhập ít hơn, hoặc lo sợ mất việc làm, tiết kiệm chi tiêu thì tiêu thụ sẽ giảm làm giá cả hàng hóa giảm theo.
Tình hình chính trị
Chiến tranh, đình công, biểu tình hay bất cứ điều gì làm gián đoạn việc sản xuất hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đứt gãy chuỗi cung ứng đều có thể dẫn đến tăng giá.
Ảnh hưởng từ giá đô la
Hầu hết các mặt hàng được sản xuất bên ngoài nước Mỹ nhưng lại được định giá bằng đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế. Khi đồng đô la tăng, giá hàng hóa có xu hướng giảm khi được tính bằng đô la. Điều này là do khi đô la Mỹ tăng giá, hàng hóa trở nên đắt đỏ đối với những người tiêu dùng không sử dụng đô la vì thế có thể sức mua các mặt hàng này sẽ giảm, kéo theo giá cả cũng giảm theo.
Ngược lại, khi giá trị của đồng đô la giảm, giá hàng hóa bằng đồng đô la sẽ có xu hướng tăng lên.
Hàng hóa phái sinh thu hút nhiều nhà đầu tư
Nhiều trader rất thích đầu tư hàng hóa phái sinh vì tính minh bạch và có tính thanh khoản cao, có mức phí ưu đãi hấp dẫn, không tốn phí qua đêm và không lãi suất tiền vay. Đặc biệt, không chịu bất kỳ khoản thuế nào khi giao dịch. Thị trường phụ thuộc vào cung cầu, có nghĩa chỉ có biến động lên và xuống ở mức nhất định nào đó, không thể sụp đổ hoàn toàn và không bị ảnh hưởng bởi các thông tin sai lệch.
Đầu tư hàng hóa được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, nguy cơ rủi ro thấp so với các kênh đầu tư tài chính khác … Bạn chỉ phải bỏ ra một số tiền không quá lớn khi được hỗ trợ đòn bẩy và có thể thu được lợi nhuận chỉ sau vài ngày.